Nếu bản thân bạn là một người uống cà phê sành điệu thì có lẽ đã rất nhiều lần bạn thưởng thức qua hương vị dịu nhẹ, thơm nồng của dòng hạt Arabica. Arabica là cái tên mà hay góp mặt trong ly cà phê của người dân Việt.
Vậy hạt Arabica là gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu? Hạt Arabica được trồng phổ biến ở đâu tại Việt Nam? Hãy cùng tôi tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Hạt Arabica là gì?
Cà phê hạt Arabica có tên khoa học là Coffea Arabica, ở Việt Nam còn hay được gọi là cà phê chè. Đây là loại cây cà phê được trồng phần lớn ở vùng núi có độ cao từ 1.000m – 1.500m. Đặc điểm nhận dạng của cà phê hạt Arabica là có tán lớn, hình oval, có màu xanh lá đậm ( gần giống cây chè của Việt Nam ). Độ cao của Arabica trưởng thành có thể cao lên đến 6 mét hoặc có thể lên tới 15 mét.
Loại cà phê này có vị cà phê thoang thoảng và mùi thơm nồng. Arabica xuất hiện khá sớm, người ta phát hiện cà phê Arabica trước Robusta. Hàm lượng cafein trong cà phê Arabica thấp hơn nên không mang lại cảm giác mạnh như Robusta.
2. Nguồn gốc của hạt Arabica.
Cà phê Arabica này xuất phát từ tên của bán đảo Arabia, là bán đảo thuộc Ả Rập (Arabia Peninsula). Theo những thông tin được lấy, khi loại cà phê này được tìm thấy ở Ethiopia khu vực châu Phi, người dân nơi đây thưởng thức và ngày càng thích loại thức uống này. Bởi nó cho vị đắng, nồng, thơm nhưng lại có cảm giác tỉnh táo sau khi thưởng thức.
Sau đó, hạt Arabica được đưa vào bán đảo Ả Rập do bán đảo gần với Ethiopia. Điểm lợi thế là Ethiopia lại là cửa ngõ ra vào châu Âu thuộc địa phận châu Phi nên đã nhanh chóng được biết đến và người dân nơi đây xem thức uống này là độc quyền, giữ riêng cho mình.
Từ đó, cái tên cà phê Arabica ra đời. Sau thời gian, chúng được phát triển và còn được gọi với tên khác là Mocha. Mocha cũng là một địa danh cảng biển của Yemen thuộc bán đảo Ả rập, phía bên kia bờ biển Đỏ.
3. Có bao nhiêu loại hạt Arabica – Đặc điểm cà phê Arabica?
Cà phê Arabica có rất nhiều giống con, bao gồm cả thuần chủng và lai tạo. Một số loại cà phê Arabica phổ biến hiện nay:
- Cà phê Arabica – Hạt Typica: Typica là giống cà phê đầu tiên được tìm ra của Arabica. Typica có hương vị đắng ngọt hài hòa, kết hợp cùng vị chua thanh dịu nhẹ được nhiều người ưa thích. Loại cà phê này có hình nón cao hơn 3m, thân chính mọc thẳng còn các thân phụ mọc xiên. Cầu Đất (Đà Lạt) là nơi trồng nhiều Typica nhất với sản lượng khoảng 3 tấn mỗi năm.

- Cà phê Arabica – Hạt Bourbon: Bourbon là giống cà phê có nguồn gốc từ một hòn đảo ở nước Pháp. Loại cà phê này được đưa vào Việt Nam từ năm 1875. Độ cao thích hợp để trồng Bourbon là từ 1000 – 2000m. Với năng suất cao hơn tới 30% và chất lượng được đánh giá ngang bằng so với Typica. Loại cà phê này có hương vị chua thanh, mùi thơm quyến rũ khiến nhiều người mê đắm. Chính vì vậy mà đây được xem là giống cà phê thơm ngon hàng đầu.

- Cà phê Arabica – Hạt Caturra: Caturra là giống lai tự nhiên của giống cà phê Bourbon. Vì biến đổi gen nên Caturra có kích thước thấp hơn so với bình thường. Caturra có khả năng thích nghi với nhiều môi trường nhưng phát triển tốt nhất ở độ cao hơn 100m. Nhờ lai tạo tự nhiên nên loại cà phê này được thừa hưởng các ưu điểm về cả năng suất và chất lượng của Bourbon. Caturra có hương vị tuyệt hảo với vị chua thanh trung bình, mùi thơm quyến rũ và có vị ngọt hơn so với Bourbon thuần chủng.

- Cà phê Arabica – Hạt Catimor: Catimor là giống cà phê có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha và đến Việt Nam năm 1984. Catimor có kích thước thấp, cành có các đốt ngắn. Vì thế nên có thể trồng với mật độ dày. Bên cạnh đó, ưu điểm lớn của loại cà phê này là cây trưởng thành sớm nên có thể rút ngắn thời gian thu hoạch. Việc lai tạo cà phê này nhằm mục đích chống lại bệnh gỉ sắt gây rụng lá và cho năng suất thấp, không ổn định. Thân cây được che phủ bởi các tán lá nên hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân.

- Cà phê Arabica – Hạt Catuai: Catuai được du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước. Giống cà phê lai tạo này có thân cây lùn, khả năng thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Cà phê Catuai khi chín có màu đỏ hoặc vàng, màu vàng có hương vị đậm đà hơn. Khi được rang ở mức trung bình, Catuai có mùi vị nhẹ của trái cây tươi, và trà đen.

4. Hạt Arabica được trồng phổ biến ở đâu tại Việt Nam?
Việt Nam có những tỉnh thành trồng phổ biến cà phê hạt Arabica, phải kể đến như là: Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La. Đặc biệt, vùng Cầu Đất của Đà Lạt, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi nên loại Arabica Cầu Đất có chất lượng rất cao và được mệnh danh là Nữ Hoàng cà phê Việt Nam.
Ngoài ra còn có 2 tỉnh Tây Bắc, Sơn La và Điện Biên có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên tại đây trồng hầu hết là cà phê Arabica. Cây cà phê Arabica ở đây sinh trưởng tốt, cho chất lượng cao. Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng.
Cà phê Arabica Hướng Hóa, Quảng Trị cũng là khu vực trồng giống cafe hạt Arabica rất nhiều. Khe Sanh – Quảng Trị được Hiệp Hội Cà Phê – Ca Cao Việt Nam chọn làm trung tâm trồng và sản xuất cà phê Arabica lớn nhất của miền Trung.
5. Hương vị hạt Arabica như thế nào?
Cà phê Arabica có nồng đường cao gấp đôi Robusta và có tỷ lệ lipid chiếm khoảng 60%. Vì thế cho nên sau khi trải qua quá trình rang, hạt cà phê Arabica có hương vị phong phú hơn. Khi thưởng thức cà phê Arabica bạn sẽ cảm nhận được vị chua đặc trưng ngay khi chạm vào môi. Sau một vài giây, vị đắng nhẹ lan tỏa cho tới khi vào xuống khoang miệng, hậu vị có mùi thơm nồng nàn.
Hương vị cà phê Arabica vẫn luôn được đánh giá cao hơn Robusta vì phù hợp với khẩu vị của phần đông mọi người. Không chỉ có cà phê Arabica nguyên chất được ưa chuộng mà các sản phẩm pha trộn với các dòng cà phê khác cũng nhanh chóng ghi điểm với giới sành cà phê.
Xem thêm: Vì sao hạt Arabica lại xếp đầu Thế Giới.